Với việc các ứng viên lên sóng và cuộc đua cho danh hiệu Game of The Year 2022 đã bắt đầu, cơ mà cuộc đua chỉ là giữa Eleden Ring và God of War Ragnarok mà thôi.
The Game Awards luôn là giải thưởng danh giá nhất trong làng game, nhưng quan trọng hơn là giúp các fan boy có vốn để chửi lộn, khi so sánh tựa game này với những đối thủ khác. Mùa 2022 này chúng ta có Elden Ring và God of War Ragnarok, 2 đối thủ có thể tạm gọi là ngang tầm.
Một Game of The Year đáng theo dõi và chửi nhau
Bất cứ khi nào Game of The Year xuất hiện sản phẩm của nhà F với mác Souls-like, thì nó đều là đề tài rất đáng tranh cãi và tư liệu để chửi nhau dài dài rất nhiều năm sao. Nói gì thì nói mùa The Game Awards này các cái tên đề cử chất lượng hơn rất nhiều, sau nguyên cả năm 2021 thế giới điêu đứng vì dịch bệnh.
Kể cả như phần The Last of Us Part 2 bị chửi như súc vật hồi 2020, thì nó vẫn có gì đáng tạm gọi là xứng đáng, khi những đối thủ lúc đó chỉ là một cái Final Fantasy VII Remake chưa đủ 2 đĩa, Animal Crossing nổi tiếng vì dân tình phải ở nhà hết hay kể cả Ghost of Tsushima thì cũng dừng ở mức khá mà thôi.
Nhưng năm 2021 thì mới gọi là đau đớn, vì được mấy người biết đến cái It Takes Two cho tới khi nó được công bố, hay các tựa game khác ngoại trừ Resident Evil Village. Cho nên năm 2022 này với sự ganh đua của cả Elden Ring và God of War Ragnarok, nó rõ ràng hấp dẫn hơn gấp nhiều lần.
Về cơ bản thì bất kì khi nào FromSoftware ra một game gì đó, mọi người đều mặc định nó sẽ là ứng cử viên nặng kí cho danh hiệu Game of The Year, giống như cách mà Sekiro đã làm năm 2019, khi đánh vỡ đầu con hàng bị quảng cáo quá đà Death Stranding, để lên ngôi vô địch đầy xứng đáng. Tôi vẫn còn nhớ năm đó Death Stranding được hype lên tận nóc, để rồi ra mắt là một mớ hổ lốn và may mắn là còn được vài cái giải tình thương an ủi.
God of War cũng tương tự như vậy, vì năm 2018 các đối thủ của nó thậm chí còn ghê gớm hơn khi có Marvel’s Spider-Man, Monster Hunter: World và đặc biệt là Red Dead Redemption 2. Hồi đó gần như không ai có thể đoán được kết quả, khi mà Red Dead Redemption 2 quá là đỉnh cao, thế nên khi God of War chiến thắng nó cũng gây được kha khá tranh cãi.
Năm nay thì các fan của FromSoftware sẽ lại có cái để mà trông ngóng tiếp, vì Elden Ring cũng đã được hype tới mặt trăng từ đầu năm. Nếu như không có và God of War Ragnarok, thì 100% là tựa game này sẽ đoạt giải Game of The Year 2022, nhưng thực tế nó sẽ khác rất nhiều vì ai cũng hiểu con hàng của Sony mới đang có tỉ lệ thắng cao nhất.
Cái này làm tôi nhớ tới hồi 2016, năm cay đắng nhất của các fan FromSoftware, khi Bloodborne bị The Witcher 3 áp đảo trên toàn bộ mặt trận. Game hay nhất đã thua mà tới cả các RPG cũng thua nốt, thua xong lại còn bị troll là không bằng cả DLC. Cơ mà Game of The Year 2022 chắc sẽ tốt hơn, vì có thua cũng không cay cho lắm đâu nhỉ.
Tôi thì đặt kèo một ăn mười God of War Ragnarok sẽ thắng – nói mẹ ra là sure kèo ăn chắc rồi đấy, nhưng sau giải đi xem các fanboy các nhà tiếp tục tế sống nhau trên mạng xã hội cũng vui, cơ mà liệu cả Elden Ring lẫn God of War Ragnarok có xứng đáng cho năm nay không?
Game đủ đột phá để đoạt giải?
Xu hướng lựa chọn của The Game Awards không rõ ràng, nhưng nếu bạn để ý thì nó luôn ưu tiên những game có tính đột phá, có thể là cốt truyện, hình ảnh và quan trọng nhất vẫn là lối chơi. Nếu để ý những người thắng cuộc ở hạng mục Game of The Year, thì đều có thể thấy chúng đều có ý tưởng khác hẳn với phần còn lại.
Như It Takes Two có cơ chế chia đôi màn hình rất tuyệt vời cho gia đình hay bạn bè, hoặc Sekiro vào năm 2019 rõ ràng là hơn đứt cái Death Stranding về khoản đổi mới lối chơi. Trường hợp của God of War 2018 thì về cốt truyện, khi nó thay đổi hoàn toàn so với phần gốc, Red Dead Redemption 2 không phải không hay nhưng ai cũng đoán được kết thúc thế nào, sẽ không đột phá bằng đối thủ.
Nhưng Elden Ring và God of War Ragnarok thì sao, đã đủ đột phá hay chưa? Sỡ dĩ Góc hư cấu tôi mặc định chỉ trong 2 game này, vì những đề cử khác tôi đều chơi qua hết rồi và chúng không có gì đặc biệt. A Plague Tale: Requiem và Horizon Forbidden West đều là sequel, chỉ dừng lại ở mức khá chứ không có gì nổi trội. Stray thì chủ yếu thu hút bọn yêu mèo chứ cốt truyện cũng tầm tầm, Xenoblade Chronicles 3 thì rất hay nhưng nó gặp vấn đề lớn là không nổi tiếng bằng.
Rõ ràng về danh tiếng thì Elden Ring và God of War Ragnarok vượt trội hẳn phần còn lại, đây là yếu tố tiên quyết khi bạn muốn thắng giải Game of The Year 2022 này. Cơ mà để xét 2 cái game này đã đủ sáng tạo, đủ đột phá xứng đáng với tầm vóc của chúng hay chưa, thì câu trả lời của tôi là không.
Elden Ring nói thẳng ra là phiên bản khác của Dark Souls, nhưng đặt trong thế giới mở. Vấn đề là thiết kế thế giới mở của game không hoàn hảo, quá bất tiện cho người chơi để nhớ vị trí, nhớ bản đồ cũng như NPC. Chính bản thân FromSoftware về sau đã phải thêm rất nhiều yếu tố trợ giúp, để khiến game nó đỡ mệt hơn.
Nhưng quan trọng nhất là Elden Ring không có cốt lõi của thế giới mở, tức là sự khám phá và bất ngờ. Công thức của nó toàn là đi từ hầm ngục này sang hầm ngục khác, đánh những con boss vốn là vô vàn bản re-skin của nhau, luyện cấp rồi giết trùm cuối. Nó không có những bí mật ẩn hay sự kiện ngẫu nhiên đặc biệt, bản đồ ừ thì có vẻ to đấy, nhưng rốt cuộc đi lòng vòng cũng toàn vào hầm ngục mà thôi.
Cái kiểu thế giới mở nửa mùa như vậy, nó xuất hiện đầy rẫy ra rồi, tức là bản đồ rất rộng quái rất nhiều, nhưng nó vô hồn và thiếu đi cái chất để người ta phải khám phá. Game thế giới mở ấn tượng nhất đối với tôi chính là Red Dead Redemption 2, vì có cảm giác đi tới bất kì chỗ nào, gặp bất kì NPC nào cũng đều có thể tương tác, đều có thể gặp bí mật được.
Phần đánh nhau thì thôi, chính xác là Dark Souls luôn chứ không cần phải nghĩ, ai chơi rồi sẽ hiểu nên tôi không cần phải nói quá nhiều. Tức là nếu so sánh với Sekiro thì Elden Ring có thể xem là một bước lùi về mặt đột phá, tất nhiên là nó vẫn khó theo đúng tiêu chí của dòng Souls, nhưng rõ ràng không thể nào so với Sekiro về khoản làm người ta há hốc mồm ngạc nhiên được.
Cốt truyện thì Elden Ring vẫn trung thành với phong cách khó hiểu, cố tình giấu diếm và bắt người chơi tự giải mã. Điểm tốt là ít nhất là FromSoftware luôn có vài waifu trông được, cơ mà nó cũng chẳng phải vấn đề quan trọng nhất. Vì tính kiểu gì thì tính, Elden Ring không thể gọi là bước tiến lớn của dòng game này được.
God of War Ragnarok thì lại là câu chuyện khác, vì vốn tôi đã không thích phiên bản 2018 của nó rồi, nên với cái kiểu cốt truyện cải lương của nó càng thấy khó chịu. Nói thẳng luôn thì tôi thấy God of War Ragnarok sẽ đoạt giải Game of The Year 2022 này, do số lượng fan của nó quá đông, đủ áp đảo tất cả những đối thủ còn lại.
Nhưng bảo God of War Ragnarok có gì đột phá thì câu trả lời là không, thậm chí nếu khó tính thì có người sẽ nói rằng phiên bản này làm cho to, còn thực tế nó chẳng thể gọi là có gì mới lạ cả. Vẫn kiểu đánh đấm như cũ, vẫn ít trùm và nhất là cái cơ chế nửa thế giới mở vô cùng quái đản.
Nếu như cốt truyện God of War 2018 đã rất mang xu hướng drama gia đình, khi Kratos từ một tên đồ tể trở thành người chồng người cha gia đình, thì sang God of War Ragnarok nó được nâng lên tầm cao mới, khi cả dòng họ nhà Odin cùng chơi trò chơi tình cảm luôn. Bạn có thể đọc bài đánh giá về cái game này, vì tôi tưởng nó đang đóng phim drama Hàn Xẻng, khi cứ 3 bước là gia đình, 5 bước là con cháu trong nhà với nhau.
Và vấn đề quan trọng nhất, đó là việc cho tình cảm yêu đương tuổi mới lớn vào, nhằm diễn tả quá trình trưởng thành của Atreus, nó cũng tốt đấy nếu bạn gái của thằng ranh không phải là Angrboda. Tại sao lại tạo hình nữ chính tương lai theo một cách xấu dã man vô nhân đạo như vậy, tại sao thần thoại Bắc Âu trắng như tuyết lại có một em gái đen như than và tại sao các người có thể vẽ ra gái đẹp, cơ mà nhất quyết phải chọn Angrboda như vậy?
Ngàn cái câu hỏi tại sao đó vẫn đi tới một vấn đề, đó là ngoại trừ màn tình cảm này, God of War Ragnarok không phải một game có gì độc đáo và hấp dẫn, nếu như đã chơi phiên bản 2018 thì nó quá là bình thường. Game of The Year 2022 này đủ mức độ nổi tiếng với các đề cử, nhưng không thực sự xuất sắc hay đột phá gì cả.