Cốt truyện game

Cốt truyện Atomic Heart và sự thực về cảnh nóng 6 giờ đồng hồ

Tin đồn game có hẳn 6 giờ cảnh “sếch” cùng robot rất là thú vị, nó cũng là thứ thôi thúc tôi tìm hiểu về cốt truyện Atomic Heart, để làm rõ vấn đề liệu cặp sinh đôi có làm ăn gì được không.

Chúng ta sẽ không dông dài tóm tắt cốt truyện game Atomic Heart làm gì, vì nó là kịch bản điển hình thiên đường trong mơ, cũng như mấy cái vọng tưởng trở thành Chúa của bọn khoa học gia. Cái cần quan tâm ở đây là với công nghệ trong game, thì việc “sếch” cùng robot nó khả thi được tới đâu.

Cốt truyện Atomic Heart và sự thực về cảnh nóng 6 giờ đồng hồ

Polymer và cốt lõi của nó trong cốt truyện Atomic Heart

Đầu tiên muốn tìm biết việc liệu robot có thể trở thành người yêu hay không, thì bạn phải hiểu cơ bản về cấu tạo của chúng cái đã, rõ ràng không ai thích mấy cục sắt lạnh toát cạ cạ vào người mình rồi. Vậy còn trong cốt truyện Atomic Heart, thì robot tiến bộ tới mức độ nào, để cho cả một đống game thủ thèm khát như vậy.

Công nghệ lõi của Xô Viết để tạo ra đám robot này có tên là Polymer, đây là một loại vật chất dạng lỏng tạo thành từ silicon và nước nặng, nó có khả năng truyền dẫn trong môi trường tĩnh điện, cũng như có ngưỡng nhiệt độ ổn định hơn bất kì nguyên liệu nào khác.

Chính nhờ Polymer, mà về sau giáo sư Dmitry Sechenov đã tạo ra được cold fusion – hay một lò phản ứng nhiệt hạch, là trung tâm và nguồn sống của đám robot. Cái này thì game đã làm dựa trên khoa học, do đó Góc hư cấu tôi đã phải đi nghiên cứu, để có thể nói đơn giản nhất cho các bạn.

Liên Xô ở vũ trụ trong game

Phản ứng nhiệt hạch hay hợp hạch trái ngược với phản ứng hạt nhân (phân hạch), nếu phản ứng hạt nhân là quy trình bắn phá các nguyên tử, từ đó làm chúng tách ra để giải phóng năng lượng, thì phản ứng nhiệt hạch làm ngược lại, kết hợp những nguyên tử nhỏ thành thể lớn hơn, từ đó cũng giải phóng năng lượng.

Mặt trời chính là một cái lò phản ứng hợp hạch khổng lồ, đây cũng chính là điểm yếu hiện tại mà năng lượng nhiệt hạch không phổ biến bằng phân hạch, đó là chúng cần nhiệt lượng lên tới hàng triệu độ C để xảy ra. Nhưng cái khiến năng lượng hợp hạch hấp dẫn, đó là nguyên liệu của nó hydrogen (cũng chính là nước) có đầy trong tự nhiên, hơn nữa nó cũng không để lại nguyên liệu phóng xạ, tóm gọn lại là thân thiện với môi trường.

Trong cốt truyện Atomic Heart, sau khi tạo ra Polymer, thì với tính chất dẫn truyền của nó, giáo sư Sechenov đã có thể chế được các lò phản ứng nhiệt hạch nhưng ở nhiệt độ âm, tức là năng lượng vĩnh cửu có thể gắn vào robot mà không lo lắng về phóng xạ, ở một nhiệt độ an toàn cho con người.

Tôi sẽ không đi sâu hơn về cái này, vì nói thêm nó rất lằng nhằng. Chúng ta chỉ cần biết rằng Polymer là nguyên liệu dạng lỏng, có khả năng tạo hình, biến hóa, lưu trữ và trung chuyển thông tin… tức là một dạng sóng điện tử, nhưng dưới dạng chất hữu cơ lỏng có thể thay đổi hình dạng.

Chính vì tính chất của Polymer, mà hệ thống Kollektiv có thể kết nối tất cả robot lẫn người người sử dụng, cho phép họ đồng bộ ý thức và ra lệnh cho robot bằng ý nghĩ. Nhưng ứng dụng của Polymer không chỉ dừng lại đó, mà nó còn đi xa hơn rất nhiều.

Giáo sư Dmitry Sechenov – nguồn dây mối nhợ cho mọi thảm họa trong game

Như đã nói ở trên Polymer có thể lưu trữ và truyền dẫn thông tin, nhưng một điểm tuyệt vời nữa là nó có thể cấy vào hệ thần kinh trung ương của con người, từ đó cho họ những kiến thức mà phần Polymer đó sở hữu. Thứ này được gọi là Neuro-Polymer, dĩ nhiên cũng do giáo sư Dmitry Sechenov làm ra.

Chỉ cần cấy một phần nhỏ Neuro-Polymer vào cơ thể, nó sẽ tương tác với não bộ và hệ thống Kollektiv của người sử dụng, cho họ sở hữu các kiến thức được lưu trữ trong phần Neuro-Polymer đó.

Cốt truyện Atomic Heart mô tả cái này là giáo dục tức thời cho mọi công dân Xô Viết, không phải tốn hàng năm trời mài đũng quần trên ghế nhà trường nữa, tất cả những gì bạn phải làm là chọn lĩnh vực mình ưu thích, cấy Neuro-Polymer và trở thành chuyên gia chỉ trong vài phút.

cốt truyện Atomic Heart
Neuro-Polymer trong cốt truyện Atomic Heart

Gần như không có giới hại cho số lượng kiến thức từ Neuro-Polymer, văn học, khoa học, đào tạo phi hành gia, ngoại ngữ cho tới cả võ thuật… nói chung chỉ cần có thể cung cấp đầu vào cho Polymer, thì nó có thể lưu trữ vô hạn kiến thức, từ bất kì sinh vật nào, còn sống hay đã chết.

Tức là bạn có thể lưu trữ ý thức và kiến thức của một người đã chết, sau đo dùng Polymer để tái tạo lại nó cho robot hoặc bất kì ai đó có nhu cầu. Giáo sư Sechenov đã dùng ý thức còn sót lại từ Ekaterina Nechayeva – người vợ đã mất của nhân vật chính P3, qua đó tạo ra cặp chị em robot song sinh The Twin. Khi còn sống Ekaterina là một vũ công ballet và điệp viên siêu hạng, nên đừng hỏi tại sao The Twin đánh bạn như mọi ở cuối game nhé.

Cốt truyện Atomic Heart và sự thực về cảnh nóng 6 giờ đồng hồ
The Twin trong cốt truyện Atomic Heart

Để dễ dàng cho việc tiếp nhận Neuro-Polymer cũng như điều khiển đám robot, thì trong cốt truyện Atomic Heart có một thứ gọi là Thought, bạn có thể thấy nó được phát miễn phí đầy trên đường ở đầu game. Nói đơn giản thì Thought giống như điện thoại thông minh bây giờ, kiêm luôn cổng nối USB cho mọi thiết bị điện tử.

Thought thường được cấy thẳng lên đầu người sử dụng (trong trường hợp của P3 là thêm 1 cái ở tay), cho phép họ tương tác trực tiếp với hệ thống Kollektiv nhằm điều khiển robot, cũng như nói chuyện với người thân ở khoảng cách xa. Do Xô Viết trong game là siêu cường robot mạnh nhất thế giới, nên chính phủ muốn tặng miễn phí Thought cho tất cả dân chúng toàn cầu, với mong muốn kết nối tới mọi nhà.

Dĩ nhiên thì chúng ta đều biết làm gì có chuyện tốt thế, Kollektiv và Thought là một trò lừa đảo mà giáo sư Sechenov nghĩ ra. Với vậy cấy Polymer và Thought vào cơ thể, kẻ bị cấy đã vô tình giao phó sinh mạng của hắn cho người khác, trở thành một con rối đúng nghĩa.

Thought được phát miễn phí ngoài đường

Do Polymer có thể truyền tải thông tin, cũng tức là nó có thể tạo ra những thông giả theo bất kì mong muốn nào của người sử dụng. Những kẻ đó sẽ chìm trong hoang tưởng của chính mình vĩnh viễn, trong game thì nó gọi là Limbo và bạn cũng thấy P3 trải nghiệm nhiều lần rồi.

Khi bạn lạc trong Limbo, thì cơ thể thật vẫn tồn tại và nó bị hệ thống Kollektiv chi phối, nói trắng ra thì Kollektiv 2.0 là một cái nhà ngục khổng lồ được tạo ra, để biến nhân loại thành nô lệ, một kịch bản quá quen thuộc rồi nên cũng chẳng cần nói sâu hơn làm gì. Giờ thì sau khi các bạn đã biết Polymer có thể làm gì, vậy hãy đến bước tiếp theo, robot có trong cốt truyện Atomic Heart có thể “sếch” hả?

Giờ thì robot cỡ này chắc làm được cảnh nóng chứ

Polymer là vật chất lỏng có thể định hình, nhưng dĩ nhiên không ai thích một cục dịch nhầy hình người chạy lung tung cả, cho nên phải có vỏ bọc trông cho nó dễ nhìn một chút. Tất nhiên không phải robot nào cũng có cấu tạo thuần túy là Polymer, thông thường vẫn là Polymer và máy móc cơ học.

Giờ thì bạn thấy giáo sư Sechenov đã rất chịu khó trong việc tạo hình The Twin, cũng như biến thành niềm cảm hứng cho cả triệu anh em tìm kiếm rule 34. Thực tế đây là điều bắt buộc phải làm, vì The Twin là cận vệ luôn bên cạnh ông ta 24/7, cho nên là cũng phải trông dễ nhìn một chút.

Nếu bạn muốn thấy một khối Polymer nguyên chất nó trông thế nào, thì hãy xem ending 2 trong cốt truyện Atomic Heart, khi Charles tự hợp nhất mình với cả tảng Polymer tổ bố, ừ thì cũng ra hình người đấy nhưng trông nó tởm lắm.

Cot truyen Atomic Heart
Anita Pudikova – người mẫu cho The Twin, nghệ sĩ ballet hàng xịn từ Bolshoi

Góc hư cấu tôi biết thừa là sẽ có ông thắc mắc, công nghệ robot phát triển như vậy, thì hẳn là phải có cả vụ sếch chứ. Cái này thì phải xét theo nhiều khía cạnh, đầu tiên thì chúng ta đang nói tới thẩm mỹ những năm 1950, cũng như ngành công nghiệp robot của Liên Xô mới chỉ tồn tại chưa tới 40 năm, do đó nếu phải ưu tiên cái gì – thì nó chắc chắn không phải “sếch”.

Hơn nữa mục đích của hệ thống Kollektiv là nhằm nô lệ hóa con người, do đó để tránh những trường hợp nổi loạn không cần thiết, tất cả robot được chế tạo tại Liên Xô, bất kể là dùng trong mục đích gì, đều có phần mềm hoán chuyển nó thành dạng chiến đấu bất kì lúc nào.

Thế nên trong game bạn sẽ thấy đám robot có tạo hình rất thô, hầu hết là mô phỏng hình dạng con người, nhưng vẫn còn rất nhiều chi tiết máy móc. Trường hợp như Tereshkova (robot hướng dẫn đầu game), thì tạo hình trông ổn rồi đấy mà cái mặt thì nhìn… đúng nghĩa tắt “lứng” luôn.

Một robot Tereshkova – nhìn mặt thấy muốn tắt… cm nó luôn

Dĩ nhiên như rule 34 có tồn tại, thì trong cốt truyện Atomic Heart nếu khó chúng ta sẽ tìm cách. Vẫn có ứng dụng cho việc này từ đám robot, rõ ràng nhất chính là The Twin mà chúng ta thấy. Cặp chị em này nguyên bản là những con Ballerina – hay robot biểu diễn ballet, được hoán chuyển và cải tạo thành mẫu chiến đấu như chúng ta đã biết.

Ballerina là robot phục vụ nghệ thuật, nhưng với cấu tạo của mình thì đã được cải hoán theo hướng gì thì chắc ai cũng biết. Do Polymer là chất lỏng vô định hình, nên chủ của những con Ballerina, có thể sử dụng Polymer làm to những phần cần to, thí dụ như hông, đùi hoặc “tâm hồn”… giống như cách mà The Twin tạo ra chìa khóa từ bụng.

Không rõ là ngoài ngoại hình ra thì những con Ballerina có còn được mod chỗ nào nữa không, vì mặc dù Polymer là vật chất có cấu tạo định hình số một, nhưng nó cực độc khi tiếp xúc với cơ thể con người. Tôi không nghĩ việc anh trai nào đó nhét họa mi của mình vào một cái lỗ làm từ Polymer, nó là hành động sáng suốt đâu.

Nguyên mẫu của The Twin là robot múa ballet

Vậy thì theo lý thuyết và thực tế trong cốt truyện Atomic Heart, nếu thích thì P3 có thể làm cắt cảnh 6 tiếng đồng hồ với The Twin, phần khó nhất là định hình cơ thể đã có Polymer làm rồi, những thứ tùy chỉnh khác ở các bộ phận mà ai cũng biết là bộ phận gì, thì có thể thay thế bằng những vật liệu có đầy bên ngoài. Cơ bản thì khoa học không rảnh rỗi để đi làm mấy cái này, ông nào muốn thì tự mà mò.

Câu hỏi được đặt ra là có cần thiết hay không, khi mà công nghệ đã đi trước xác thịt rất nhiều. Như đã nói ở trên, thì hạnh phúc vĩnh cửu có thể đạt được nhờ mạng lưới Kollektiv 2.0, như trong game khi được tiến sĩ Larisa Filatova đưa xuống cơ sở nghiên cứu bí mật, chúng ta có thể thấy hàng trăm tình nguyện viên làm vật thí nghiệm cho Kollektiv.

Mặc dù những người này đã lạc lối hoàn toàn trong Limbo, cơ thể của họ hoàn toàn bị kiểm soát, như một bọn nô lệ thực sự, nhưng Filatova cũng nói rằng nếu xét về mặt tâm trí, thì các tình nguyện viên này đang hạnh phúc ngập tràn, khi sống trong thế giới riêng của mình.

Các vật thí nghiệm tâm trí ở Limbo, nhưng thể xác vẫn mắc kẹt tại thế giới thực

Có nghĩa là tại sao bạn lại phải khổ sở đi cải tạo một con Ballerina, tải tính cách của ai đó mình thích để dẫn qua Polymer, mod lại vài bộ phận cho tới khi ưng ý… trong khi từng đó công cụ chỉ đơn giản là cắm Neuro-Polymer vào đầu, kiếm một bản ghi nhớ nào đó trên Kollektiv, còn không là tự tạo riêng cho mình rồi chìm vào Limbo với hạnh phúc vĩnh cửu.

Cái này nói đơn giản chính là download game “HAY” trên mạng về, xong cắm dây VR với độ chân thực 100% vậy. Nhược điểm là sau khi là vậy, bạn sẽ chìm vào Limbo vĩnh viễn, bỏ lại cơ thể thực làm nô lệ bên ngoài, tất nhiên theo lý thuyết là nếu có người chăm sóc cái xác đó, thì tâm trí của bạn vẫn có thể tận hưởng vài chục năm trong thiên đường.

Mà cái này chỉ là do mạng lưới Kollektiv 2.0 tạo ra nhằm nô lệ hóa nhân loại, chứ nếu nó phát triển bình thường, để biến Thought cùng Polymer như một công cụ giải trí, thì sẽ chẳng có tác dụng phụ nào cả.

Nhìn chung thì tôi không đánh giá cao phần robot có “sếch” trong cốt truyện Atomic Heart, nó khá là lỗi thời và độ ứng dụng chưa cao. Đổi cả cuộc sống để lấy thiên đường trong Limbo, nghe nó không được lành mạnh và thông minh cho lắm.

Dù sao thì game này cũng đâu phải chỉ chăm chăm hướng về cái đó, chẳng qua nhà sản xuất đã làm quá tốt trong việc câu khách bằng The Twin, cho nên ông nội nào cũng mang đầu óc như vậy mà thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *