Dành cho những ai chưa nhớ, thì Subverse sẽ ra mắt vào cuối tháng 3 này trên Steam, giờ thì có lẽ không sản phẩm nào đủ độ hot để cạnh tranh với nó.
Chưa bao giờ một game “HAY” nào lại đạt tới tầm ảnh hưởng như vậy trong lịch sử, có thể vài chục năm sau, sử sách sẽ chép lại đây như một mốc son chói lọi, khi mà ngành công nghiệp game biết tới cái gì gọi là thay đổi. Vậy Subverse là game thế nào và tại sao nó lại nổi như vậy, hãy cùng với Góc Hư Cấu xem thử nhé.
Subverse là sản phẩm của FOW Interactive hay Studio FOW (gọi tắt là FOW), một studio chuyên về thể loại phim 3D dành cho người lớn, Subverse cũng là tựa game đầu tiên mà FOW tiến hành thông qua hình thức gọi vốn trên Kickstarter. Chỉ trong vòng một tháng Subverse đã được ủng hộ hơn 2 triệu USD, là sản phẩm nằm trong top 10 những dự án có kinh phí lớn nhất lịch sử Kickstarter.
Nói về Subverse mà không nói về FOW thực sự là thiếu sót, vì tất cả danh tiếng mà tựa game này có đều đến từ studio mẹ, khi mà tính tới thời điểm này có lẽ 99,99% game thủ nam toàn thế giới đều đã từng coi qua một bộ phim của FOW.
Khác với những studio về pỏn chính thống khác, các sản phẩm của FOW đều là parody nhái lại theo những tựa game nổi tiếng. Các bộ phim của FOW lấy hình tựa từ rất nhiều nhân vật nữ “huyền thoại” trong các tựa game quen thuộc, từ Tomb Raider, Dead or Alive, Nier hay Final Fantasy…
Điều làm nên sự hấp dẫn của FOW chính là cách họ pha trộn và tiếp cận nghệ thuật, cũng như cách tạo hình nhân vật cho các bộ phim. Không những những studio phương Tây khác, FOW có phần thiên về phong cách anime nhiều hơn, giữ nguyên các nét quen thuộc của những nhân vật nữ, từ đó đưa ý tưởng của mình vào theo kiểu “Mỹ” chứ không biến đổi nó hoàn toàn như các studio khác.
Bằng cách này những bộ phim của FOW được lòng cả người xem Châu Á lẫn phương Tây, tức là ai thích anime thì vẫn có hình ảnh anime, nhưng nó được cải tiến thêm với các tình tiết rất mạnh bạo. Hầu hết các bộ phim của FOW đều vô cùng hardcore, nó gắn liền với đủ thứ tag nặng đô từ tentacle, bestiality (xiếc thú), vore và quái vật… tới mức bọn họ đã từng bị ban khỏi Patreon vì mấy thứ này.
Nhưng cũng chính vì như vậy mà phim của FOW khác người, kiểu như nó có nét độc đáo riêng mà ít studio nào làm được, cũng như đã thoát ra khỏi vùng an toàn thường thấy của thế loại pỏn 3D phong cách anime. Xét về chất lượng thì FOW làm rất tốt, nội dung và tạo hình thì chắc chắn là không thể trật được khi là lấy từ game ra.
Một số bộ phim nổi tiếng của FOW mà bạn nên xem:
– Lara in Trouble (hình mẫu: Tomb Raider).
– Series Kunoichi – gồm 3 phần (hình mẫu: Dead or Alive).
– Severance (hình mẫu: Dead or Alive).
Trở lại với Subverse thì đây không những là tựa game đầu tiên, mà cũng là nội dung đầu tiên do chính FOW sáng tạo, chứ không phải dựa vào hình mẫu nhân vật có sẵn trong game như trước, do vậy dự án này rất quan trọng với bọn họ. Tất nhiên Subverse thừa hưởng từng đó danh tiếng của FOW, cộng thêm phần nhá hàng tạo hình nhân vật rất đã mắt, cho nên không có gì lạ khi nó rất được chờ đợi.
FOW đã tổ chức tuyển diễn viên lồng tiếng, thuê người viết kịch bản, đầu tư vào gameplay và liên tục nhấn mạnh yếu tố cốt truyện theo kiểu “nhái” Mass Effect… tức là bọn họ thực sự hướng tới các yếu tố để thỏa mãn game thủ, chứ không phải vẽ ra mấy cái demo nhằm nuốt tiền tài trợ – chính điều này đã khiến Subverse được lòng cộng đồng.
Lối chơi của Subverse có vẻ khá giống vài game của Nhật, tức là kết hợp dating sim – chiến thuật theo lượt, một chút shoot ’em up và phiêu lưu. Người chơi vẫn sẽ làm các hành động là luyện cấp, qua màn và lấy điểm kinh nghiệm, chỉ thay vì là lên cấp thì sẽ mở khóa ra các lựa chọn “mát mẻ” cùng với các nhân vật nữ mà thôi. Đây là điều rất tốt, nó giữ cho game thủ có cái để khám phá và cày cuốc, thay vì các bố chỉ chăm chăm vào xong kiếm save mà mở khóa cảnh nóng.
Sự ra đời của Subverse cũng giúp cho các game thủ phương Tây thực sự “chơi” game “HAY”, khi mà thể loại này mới chỉ xuất hiện thời gian gần đây một cách chính thống trên Steam. Lối chơi chiến thuật theo lượt kết hợp dating sim thực tế không xa lạ gì, nhưng đó là với các game thủ Châu Á, cho nên Subverse có thể nói là thứ đặt nền móng quan trọng để phổ biến nó.
Nhiều game thủ đã so sánh Subverse như một phiên X-com có tag Hen-tờ, tất nhiên là FOW cũng không làm nó quá khó để làm gì, vì cơ bản phần chính vẫn là mở khóa tình cảm, mặc dù tôi cũng chưa hiểu phần cốt truyện phong cách Mass Effect nó sẽ như thế nào.
Cuối cùng, hình ảnh vẫn là thứ ăn tiền của Subverse, các nhân vật được thiết kế trung hòa giữa cả nét đẹp Châu Á lẫn Châu Âu, nó không thực sự thiên về bên nào để có thể làm hài lòng tất cả. Điều này rất quan trọng vì đây là cốt lõi thành công của FOW, Subverse sẽ không thể hoàn hảo nếu nó bỏ qua được. Như mọi khi, hình ảnh chắc phải chiếm 70% thành công của một game “HAY”, cho nên là dễ hiểu khi Subverse được mong chờ tới vậy từ ngay mấy cái demo đầu tiên.
Cá nhân tôi rất háo hức với Subverse, để thực sự trải nghiệm một cái game “bom tấn” trông tròn méo ra sao, thật đáng để mong chờ đấy chứ.